Dùng công thức để biểu đạt ý tưởng!

Dùng công thức để biểu đạt ý tưởng!

 

Dùng công thức biểu đạt ý tưởng, cá nhân tôi cảm thấy điều này rất thú vị. Hôm nay đột nhiên tâm huyết dâng trào, muốn viết ra công thức học cờ, tiện thể các bằng hữu tham khảo.


          (phương thức tư duy (cách suy nghĩ) + điều kiện học tập) * lòng đam mê = thành quả.

          Phương thức tư duy là khí chất, tính cách của cá nhân cộng với sự tu dưỡng, học thức...theo thời gian tổng hợp thành phương thức tư duy độc đáo, riêng biệt.

          Một người có tính cách trầm, bình tĩnh thì tính cách đó thể hiện rất rõ ràng trên bàn cờ thông qua nước cờ ổn định chắc chắn, đây cũng là vốn có của phương thức tư duy tự nhiên. Ngược lại một người có tính cách hấp tấp thì khó chấp nhận cục diện bàn cờ chậm công, phạm vi hoạt động nhỏ.

          Tôi cho rằng không có phương thức tư duy tốt hay xấu, nhưng một người có tư duy nghiêm cẩn, chặt chẽ, dồi dào sức sống vẫn luôn là người thích hợp chơi cờ hơn cả.

          Điều kiện học tập cũng là một nhân tố tương đối quan trọng với người học, so với giai đoạn trước thì những người học cờ tướng hiện đại có điều kiện học tập tốt hơn rất nhiều, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ. Trước đây có khi chỉ có một số phi đao ai đó có thể tung hoành kỳ đàn trong thời gian lâu dài, nhưng thời hiện đại thì sẽ bị phá giải ngay lập tức. Mà hiện tại các loại cờ được đưa vào giáo dục ở khắp các địa phương nên là một hiện tượng rất có ích.

          Như vậy một người có tư duy nghiêm cẩn là người có điều kiện học tập rất tốt, phải chăng đó chính là khả năng nâng cao kỳ nghệ? Tôi cho rằng vẫn còn thiếu nhiều, bởi vì nó còn thiếu đi một điều gì đó quan trọng nhất – đó chính là “lòng đam mê” với cờ!

          Nếu như một người mất đi tình yêu, đam mê với cờ, nó cũng giống như việc đóa hoa mất đi nguồn “phân bón”, cần phải tận lực trông nom chăm sóc mới có được một sản phẩm tốt đẹp, nhưng cũng không thể tỏa ra được vẻ đẹp rực rỡ chói lọi, đối với người trưởng thành thì tình yêu nằm trong nội tại con người. Học cờ cũng như vậy, cần phải xuất phát từ bên trong.

          Chúng ta thường xuyên thảo luận phương pháp học tập như thế nào là tốt nhất, có rất nhiều người có thể cười nói cả ngày, thảo luận không biết mệt mỏi nhưng chung quy lại mà nói, không có tình yêu, đam mê thì bất cứ phương pháp học tập tốt nào cũng thành phí công vô ích.

 Kỳ thủ ưu tú, xuất sắc là người biết tích lũy kiến thức theo thời gian để tiến lên. Vậy điều gì khiến cho một người lao tẩm khổ trí, dày công nghiên cứu, đi sâu tìm tòi những bí ẩn huyền bí của Cờ tướng, điều gì khiến cho một người có thể chống đỡ, cự tuyệt được với những mê hoặc cám dỗ, sự hấp dẫn phức tạp bên ngoài? Đó chính là lòng đam mê!

          Trong công thức này, lòng đam mê chính là thừa số đầu tiên (quan trọng), là bởi vì nếu không có lòng đam mê thì hết thảy mọi thứ cũng chỉ như mây trôi, nhưng mà vượt lên với lòng đam mê thì thành quả nhất định tăng lên bội phần.

          Thời gian trước đó tôi có đi thăm người bạn nhỏ Lưu Dương, cảm động trước sự tích của cậu bé. Và điều khiến tôi cảm động là khi cậu bé ấy cảm thấy đau đớn, thống khổ vô cùng cực, dù cho đau đớn tới không muốn sống, cậu bé ấy vẫn một mực kiên định, trước sau như một không từ bỏ theo đuổi Cờ tướng. Đây chính là niềm tin của sinh mệnh siêu việt.

(Cậu bé Lưu Dương được nhắc đến trong bài là người yêu thích cờ, từng được giải á quân thành phố Bàn Cẩm tỉnh Liêu Ninh lúc 10 tuổi, bị mắc bệnh ung thư xương, lúc ốm nặng được 4 vị kỳ vương: Hứa Ngân Xuyên, Tôn Dũng Chinh, Tưởng Xuyên và Triệu Hâm Hâm đến thăm)

Tags: